028 35880840
dung.dang@minhkhoiautomation.com.vn
MẠNG XÃ HỘI:
Công Ty TNHH MINH KHÔI AUTOMATION
Nhà phân phối các sản phẩm: Biến Tần, Khởi Động Mềm ABB, Yaskawa, Danfoss, theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, Mỹ, Nhật và chuyên thi công tủ điện bằng thiết bị động lực, điều khiển; PLC, HMI các Hãng Siemens, Omron.
Công Ty TNHH MINH KHÔI AUTOMATION LÀ
Nhà phân phối các sản phẩm Biến Tần, Khởi Động Mềm ABB, Yaskawa, Danfoss... theo tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, Mỹ và dòng sản phẩm Biến tần cho Bơm ngành nước ACQ580, chuyên thi công tủ điện bằng thiết bị động lực, điều khiển hãng Schneider Electric.
Tập đoàn ABB
ABB là công ty đa quốc gia trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, hoạt động trong Robot, Power và Automation. ABB đứng thứ 143 theo xếp hạng Forbes Ranking (2010) và là một trong công ty lớn nhất thế giới. ABB hoạt động khoảng 100 quốc gia, với khoảng 145.000 nhân viên vào tháng 6 năm 2012 và doanh thu 40 tỷ USD vào năm 2011

Tin tức

Dự án công nghiệp chế tạo, chế biến Nhật Bản ồ ạt “đổ bộ” Việt Nam

Ngày Đăng : 10/10/2017 - 11:34 PM

Theo nguồn tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2015, Việt Nam có 1.855 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 13,55 tỷ USD và 692 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 6,66 tỷ USD, tính chung trong 11 tháng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 20,22 tỷ USD.

Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Malaysia với 281 dự án cấp mới và 129 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư trong 11 tháng là 1,72 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 99 dự án cấp mới và 77 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký 922,9 triệu USD (chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực xây dựng có 8 dự án cấp mới và 1 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 355,9 triệu USD (chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư).

Các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức: 100% vốn nước ngoài với 233 dự án cấp mới và 115 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 1,3 tỷ USD chiếm 75,6% tổng vốn đầu tư; đứng thứ hai là hình thức hợp đồng BOT với 1 dự án nhưng số vốn là 343,65 triệu USD chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư;  hình thức liên doanh với 46 dự án cấp mới và 13 dự án tăng vốn với số vốn là 74,84 triệu USD chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm số vốn ít nhất là 1,8 triệu USD chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư trong 11 tháng năm 2015.

Trong 11 tháng năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó, Quảng Ninh thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhiều nhất với tổng vốn đăng là 343,65 triệu USD (chiếm 20% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 169,8 triệu USD (chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư). TP.HCM đứng  thứ 3 với tổng số vốn 146,4 triệu USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư)…

Còn lại là các địa phương khác, trong đó Vĩnh Phúc với dự án Khu công nghiệp Thăng Long do tập đoàn Sumitomo đầu tư với tổng vốn 70,1 triệu USD.

Bên cạnh các hoạt động đầu tư, trong 11 tháng qua, hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, hệ thống thông tin của Nhật Bản cũng đã sang Việt Nam để gặp gỡ các đối tác, nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, cung cấp nguồn nhân lực…

Mới đây nhất, trong tháng 11 có đoàn doanh nghiệp gồm 12 công ty của Hiệp hội Công nghiệp hệ thống thông tin khu vực Kansai (KISA), 15 doanh nghiệp CNTT đến từ Kansai, Osaka đã đến TP.HCM để gặp gỡ đối tác, tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực CNTT - truyền thông…

 

Các tin khác